Khi lớp phủ keo được sử dụng bám dính tốt vào nền thì có rất nhiều yếu tố làm giảm hoặc phá hỏng lực bám dính của keo. Ngoài biến dạng bề mặt cơ học của nền và lớp phủ, còn có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới độ bám dính.
Ngày đăng: 15-04-2015
2,991 lượt xem
Khi lớp phủ keo được sử dụng bám dính tốt vào nền thì có rất nhiều yếu tố làm giảm hoặc phá hỏng lực bám dính của keo. Ngoài biến dạng bề mặt cơ học của nền và lớp phủ, còn có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới độ bám dính.
Một trong nhiều nguyên nhân tiếp xúc với độ ẩm hay nhúng trực tiếp trong nước là các điều kiện môi trường thường gặp. Trong trường hợp đơn giản nhất, độ ẩm có thể thấm qua lớp màng phủ và làm mất bám dính. Điều này thường xảy ra đối với các màng như copolymer vinyl clorua. Thường thì lực bám dính sẽ phục hồi khi nền và lớp phủ khô lại.
Trong trường hợp các nền xốp như gỗ thì độ ẩm hấp thụ từ phía dưới có thể đẩy lớp phủ ra khỏi nền. Ảnh hưởng này được tăng cường do thay đổi gradient nhiệt từ mặt gỗ không phủ tới mặt gỗ được phủ keo dán. Các ảnh hưởng tương tự đã được xác định khi phủ kín toàn bộ bề mặt bên ngoài.
Độ bám dính của các lớp phủ trên các nền không xốp có thể bị mất do sự nhiễm bẩn bề mặt, chẳng hạn như dấu vân tay. Áp suất thẩm thấu cao (trên 30atm) là nguyên nhân tách lớp phủ ra khỏi nền ở dạng phồng lên.
Bề mặt bị nhiễm bẩn gây ra sự ăn mòn bọt khí trong lớp keo dán gỗ từ đó làm tách lớp keo ra khỏi nền hoặc hiện tượng tự phồng lên.
Khả năng thấm oxy có thể làm mất độ bám dính của lớp phủ. Ngoài ra trong một môi trường với thời tiết và nhiệt độ thay đổi cũng có thể làm mất độ bám dính của keo dán gỗ bởi vì hệ số giản nở giữa các lớp khác nhau.
Gửi bình luận của bạn